Việc ngày càng nhiều thương hiệu quyết định dấn sân vào thị trường đồng hồ lặn tiềm năng, buộc dẫn đến phải có bộ tiêu chuẩn về kỹ thuật dành riêng cho những chiếc đồng hồ lặn
Sự phát triển của đồng hồ lặn là một câu chuyện dài, có lẽ nên bắt đầu từ những năm cuối của thế kỉ 19. Khi nhu cầu cấp thiết nhất của những chiếc đồng hồ lúc đó là bảo vệ bộ máy cơ học khỏi sự xâm nhập của bụi và chất lỏng.
Sau đó những người thợ đồng hồ đã sáng chế và hoàn thiện nhiều giải pháp để khắc phục các điểm yếu có thể gây hại bộ máy bên trong như là vành bezel, vỏ sau, núm chỉnh giờ, mặt kính,…
Kết quả là khá nhiều điểm mới xuất hiện trong thiết kế đồng hồ lặn: vỏ sau và vành bezel được bắt vít, bộ phận bảo vệ núm chỉnh giờ,… Và phải đến thời điểm bắt đầu của thế kỷ 20, việc tái sản xuất đồng hồ phục vụ chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã đẩy nhanh quá trình phát triển của đồng hồ lặn đến từ các thương hiệu đồng hồ đình đám như thương hiệu Rolex, Hamilton, Panerai, Blancpain, Omega,…
Vào năm 1926, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ Rolex mở đầu dòng đồng hồ lặn của mình với chiếc Oyster có một bộ vỏ khung nguyên khối. Chiếc Oyster đã được nữ vận động viên người Anh Mercedes Gleitze đeo trong suốt quá trình cô bơi giữa Pháp và Anh. Theo báo chí đưa tin, không hề có chút hơi ẩm nào đọng lại trong bộ máy sau quá trình bơi lội của Gleitze.
Tiếp theo sau đó, vào năm 1943, thương hiệu Hamiton đem đến chiếc đồng hồ “Frogman” – chiếc đồng hồ chống nước được sử dụng bởi Đội tác chiến Hải quân (Naval Combat Demolition Units – tiền thân của Navy‘s Seal). Với chiếc Frogman, nhà sản xuất Hamilton đã thiết kế một mũ bảo vệ núm chỉnh giờ. Mũ này được gắn với vỏ khung bằng một chuỗi xích ngắn, ngăn không cho nước xâm nhập vào đồng hồ.
Cũng trong cuộc chạy đua đồng hồ lặn, nhà sản xuất đồng hồ đến từ nước Ý Panerai cũng góp mặt một thiết kế biểu tượng: chiếc đồng hồ Luminor từ những năm 1950. Đóng góp cho bước hoàn thiện của đồng hồ lặn đến từ Panerai là việc sử dụng chất tự phát quang dựa trên chất tritium, thay thế chất radium được sử dụng trước đó.
Chiếc đồng hồ lặn Blancpain Fifty Fathoms được thiết kế đầu những năm 1950 để đáp ứng yêu cầu riêng của đội trưởng Bod Maloubier cho việc lặn ở dưới biển. Chiếc đồng hồ này trở thành một tiêu chuẩn đóng góp vào thiết kế đồng hồ lặn hiện đại (vòng bezel có thể xoay, khả năng chống nước sâu, chỉ số phủ chất phát quang,…). Giống như cái tên của nó, chiếc đòng hồ lặn đến từ Blancpain có khả năng chống nước đến 50 fathom, khoảng 91,45 mét hoặc 300 ft.
Và góp mặt trong trận chiến ngang sức ngang tài này không thể thiếu nhà sản xuất Omega, với sự góp mặt của chiếc Ploprof được phát triển chủ yếu bởi Comex và Jacques Cousteau. Cả hai cùng làm việc với nhau để cho ra đời chiếc đồng hồ có thể được sử dụng trong việc lặn chuyên nghiệp.
Đặc trưng độc đáo của chiếc Omega Ploprof 1970 là cơ chế khóa vành bezel. Với thiết kế một nút bấm màu đỏ tại góc 2 giờ, khi bấm vào vành bezel xoay hai chiều có thể đổi chiều. Trong khi chiếc Ploprof nguyên khối đầu tiên có thể chống nước ở độ sâu 600m, thì chiếc Seamaster Ploprof hiện đại có thể chống nước ở độ sâu lên tới 1200 mét, mà không cần thiết kế nguyên khối nữa.
Việc ngày càng nhiều thương hiệu quyết định lấn sân sản xuất đồng hồ lặn buộc dẫn đến phải có bộ tiêu chuẩn về kỹ thuật dành cho những chiếc đồng hồ lặn.
Một chiếc đồng hồ lặn hiện đại buộc phải được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 6425. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425 chỉ rõ những yêu cầu và phương pháp thử nghiệm dành cho đồng hồ lặn (bao gồm việc lặn với bình dưỡng khí). Những thiết bị đo thời gian lặn buộc phải chịu được độ sâu ít nhất là 100 mét, và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có một thiết bị đặt trước thời gian, đặc biệt vành bezel với đánh dấu mỗi 5 phút
- Khả năng có thể đọc được thời gian ở khoảng cách 25 cm trong điều kiện không có ánh sáng
- Giúp người dùng biết chiếc đồng hồ vẫn đang hoạt động (đơn giản nhất là kim giây được phủ lớp phát quang)
- Có khả năng chống từ, chống sốc, chống nhiệt và chống nước muối
- Dây đeo có độ bền cao
Vòng bezel xoay
Vòng bezel xoay được dùng để tính tổng thời gian lặn và các điểm dừng áp suất khi trở lại mặt nước biển. Vành bezel hiện đại chỉ được quay ngược chiều kim đồng hồ để đảm bảo dù có vô tình xoay thì người lặn vẫn ở trong thời gian an toàn. Điểm đánh dấu, mốc 0 phút nên được làm nổi bật để thợ lăn thấy rõ ràng. Ngày nay, khi đi lặn, hầu hết những thợ lặn sử dụng những chiếc máy tính và một chiếc đồng hồ cơ có trang bị vành bezel xoay được.
Thiết bị đo độ sâu
Nhìn chung, thợ lặn cần có đồng hồ lặn và một công cụ đo độ sâu dùng để tính toán thời gian giảm áp xuất tại một độ sâu nhất. Với nhiều lí do đó, nhiều nhà sản xuất đồng hồ đã tích hợp một bộ đo độ sâu vào trong thiết kế đồng hồ lặn của họ. Có thể kể tên những cái tên nổi tiếng: Jaeger-LeCoultre, Oris, IWC, Blancpain và cả Panerai.
Mỗi thương hiệu lại có những cách thức riêng biệt và độc đáo. Nhà sản xuất đồng hồ Oris sử dụng một đường ống chứa đầy nước đặt ngoài cùng mặt số, phần tiếp xúc với vỏ khung. Đường ống này báo độ sâu nhờ vào việc thay đổi áp suất của môi trường nước.
Trong khi đó, thương hiệu Jaeger LeCoultre lại sử dụng một màng mỏng, khá nhạy với áp suất, được đặt tiếp xúc với những bánh gai, vốn làm chuyển động cây kim chỉ thuộc bộ hiển thị độ sâu.
Van thoát kí Heli
Dưới độ sâu 70 mét, với áp xuất ngày càng tăng, không khí dùng để thở sẽ dần trở nên độc hại với thợ lặn. Bởi vậy để lặn sâu, thợ lặn phải sử dụng những chiếc chuông lặn hoặc là tàu ngầm đề ngăn cản nguy hiểm đến từ khí trơ. Tại đây, không khí sẽ bị bão hòa với lượng lớn khí Heli.
Với kích thước phân tử nhỏ, khí Heli sẽ dễ dàng thâm nhập vào trong chiếc đồng hồ. Trong suốt quá trình lặn sâu dưới môi trường áp lực, áp xuất bên trong chiếc đồng hồ có thể gây nên vấn đề nứt vỡ bề mặt kính. Bởi vậy van thoát khí Heli sẽ giúp đẩy khí Heli ra khỏi chiếc đồng hồ lặn, giảm áp suất mà chúng phải chịu.
>>> Thu mua đồng hồ cũ với giá cao: Xem ngay
Khả năng phát quang dưới mực nước biển
Khi độ sâu ngày càng tăng, tầm nhìn cũng sẽ bị giảm xuống rõ rệt. Có khoảng 25% ánh sáng mặt trời chiếu được đến độ sâu 10m trong vùng biển trong. Và thông thường thì sẽ không có ánh sáng chiếu được xuống vùng nước biển nằm ở độ sâu 200m. Đó là lí do những đồng hồ hay thiết bị lặn đều phải có một bộ phận giúp người thợ lặn quan sát được.
Các chi tiết như cọc giờ, cọc số 0 trên vành bezel và bộ kim đều cần được thiết kế để ngắn cản những lỗi xem giờ có thể phát sinh khi lặn sâ
Những chiếc đồng hồ lặn đầu tiên được trang bị chất liệu phát quang có tính phóng xạ như là radium hoặc tritium trộn lẫn vỡi kẽm sunphua. Bởi tính không thân thiện với sức khỏe con người, chất liệu radium và tritium đã bị khai tử khỏi quá trình sản xuất đồng hồ, thay thế vào đó là việc sử dụng những loại sơn có khả năng tự phát sáng trong mọi trường hợp.
Những chất liệu này cần được nạp ánh sáng từ trước thì khi xuống môi trường sâu mới có thể phát quang. Hiện tại, hầu hết các thương hiệu đồng hồ đều sử dụng chất phát quang Super LumiNova.
Nguồn: Trên mạng