Chất phát quang trong đồng hồ

Sử dụng chất phát quang trên đồng hồ được xem là một bước tiến nhảy vọt trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những loại chất phát quang thường xuyên được sử dụng nhất giúp cỗ máy thời gian trở nên nổi bật và thu hút hơn

Chất phát quang trong đồng hồ

Sử dụng chất phát quang trên đồng hồ được xem là một bước tiến nhảy vọt trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ. Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX, khoảng năm 1910, những chất phát quang được biết đến nhiều hơn khi một vài công ty bắt đầu sử dụng radium trên mặt số đồng hồ cao cấp và các kim đồng hồ để tạo hiệu ứng phát sáng trong tối.

Chất phát quang Radium là công nghệ cực kỳ tiên tiến vào thời điểm đó. Những người thợ lúc đó cũng rất tự hào vì có thể đóng góp cho đất nước mình (trong Thế chiến thứ nhất) bằng cánh cung cấp đồng hồ cho binh sĩ.

Radium được sơn trên các kim và cọc số của đồng hồ bởi tay nghề công nhân trong các nhà máy sản xuất. Chất liệu này là một hỗn hợp keo phốt pho và radium. Những người công nhân được yêu cầu nhấp môi cây cọ để giúp đầu cây cọ lông nhọn trước khi sơn radium lên kim đồng hồ.

Trong các nhà máy sản xuất, những người chủ thường thuê phụ nữ làm công việc này. Những người quản lý ở phân xưởng bảo rằng loại sơn này chẳng có gì nguy hiểm cả, nhưng điều đó không đúng. Do hiểu biết hạn chế về chất phóng xạ khi tiếp xúc trực tiếp không có bảo hộ với radium, nhiều công nhân nữ đã bị thiếu máu, gãy xương, hoại tử hàm và cuối cùng là chết.

Vào năm 1927, thợ sơn đồng hồ Grace Fryer và một nhóm phụ nữ khác – được gọi là “Những cô gái Radium” đã đòi bồi thường từ United States Radium Corporation. Giữa những phương cách khác nhau, vụ kiện của những phụ nữ này ảnh hưởng đến luật lao động Mỹ, là sự thay đổi tiền bồi thường cho công nhân và việc thiết lập tiêu chuẩn an toàn phóng xạ.

Việc sử dụng chất phát quang Radium sau đó đã được hạn chế lại rất nhiều. Vào những năm 1960, lượng radium được sử dụng trong đồng hồ đeo tay khoảng xấp xỉ một phần trăm so với số lượng được sử dụng vào đầu những năm 1900; vào năm 1968, vì nguy hiểm tới sức khỏe con người nên đã không được sử dụng nữa và bị cấm hoàn toàn.

Thay thế cho chất phóng xạ Radium để trở thành nguyên liệu chính dùng cho đồng hồ là tritium, hoạt động theo nguyên lý hóa học như radium, cũng trải qua sự phân rã, tụ phát sáng và tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Tritium có độ phóng xạ ít hơn Radium và đủ an toàn để được sơn lên các mặt đồng hồ đeo tay trong nhiều thập kỷ, cho đến đầu thập niên 1990 khi một vài vật liệu thay thế mới an toàn hơn đã thế vị trí của nó.

>>> Thu mua đồng hồ cũ với giá cao: Xem ngay

Photoluminescence

Các sắc tố dựa trên vật liệu phát quang ánh sáng (như Stronti Aluminat) là những chất phát quang phổ biến nhất trong đồng hồ ngày nay. Vật liệu không phóng xạ này được sơn lên kim đồng hồ, chữ số và mặt số và phát sáng trong bóng tối (thường là màu xanh lá hoặc màu xanh biển) bằng cách hấp thụ ánh sáng sau đó phát lại ánh sáng.

Nhược điểm của vật liệu này so với các chất phóng xạ là tuổi thọ của ánh sáng bởi nó thường chỉ kéo dài khoảng hơn bảy giờ trong bóng tối. Thương hiệu Thụy Sỹ Super-LumiNova được thành lập vào đầu những năm 90 đã phân phối phương pháp này cho hầu hết các thương hiệu đồng hồ cao cấp và trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất hiện nay. Mặc dù, một số thương hiệu đồng hồ như Seiko và Rolex có thể sản xuất các sản phẩm chất phát quang độc quyền của riêng họ.

Tritium Gas Tubes – Ống dạ quang Tritium

Tritium là một chất khí phóng xạ được sử dụng để làm chất dạ quang trên đồng hồ phổ biến của thế kỷ trước. Về cơ bản, nó là những ống chứa 1 lượng nhỏ chất phóng xạ, được phủ bột phosphor sau đó các ống này sẽ được bơm đầy khí tritium (khí tritium là một đồng vị của khí Hydro), cuối cùng ống sẽ được niêm phong bằng tia laser, giữ kín khí Tritium bên trong.

Khí tritium trải qua sự phân rã beta, giải phóng các điện tử, làm cho chất phosphor phát sáng. Mặc dù vẫn còn phóng xạ, khí này ít nguy hiểm hơn vì chứa trong các ống niêm phong kín.

Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đồng hồ được biết đến với việc sử dụng các ống khí tritium như Ball, Luminox và Marathon – đặc biệt trong sản xuất đồng hồ chuyên dụng. Ống dạ quang Tritium có thể sáng liên tục chứ không mờ sau một vài giờ như Super-LumiNova.

Tuy nhiên, chu kỳ bán rã của Tritium vào khoảng 12 năm nên sau 24 năm thì ánh sáng đồng hồ Tritium chỉ còn lại một phần tư. Do đó, hết thời gian này, một là phải đổi đồng hồ, hai là phải thay dạ quang.

Electroluminescence – Điện phát quang

Hiện tượng quang điện tử (Electroluminescence) là sự sản sinh ra ánh sáng do dòng điện chạy qua phosphor. Trong một chiếc đồng hồ, một tấm kính bằng thủy tinh hoặc nhựa được phủ chất dẫn điện và phosphor, sau đó được gắn phía sau mặt số. Khi nhấn nút, một dòng điện được chuyển đi, khiến phosphor phản ứng, hoạt động như một đèn nền.

Mặc dù công nghệ này chỉ thường sử dụng trong đồng hồ điện tử, dòng đồng hồ Indiglo của Timex là sự ứng dụng đáng chú ý nhất của kiểu phát quang này trên đồng hồ kim. Công ty này đã cấp bằng sáng chế công nghệ này vào năm 1992, khiến Timex trở thành một trong số ít những nhà sản xuất đồng hồ kim với loại chất phát quang này.

Nguồn: Trên mạng

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo