Cách đo độ chính xác của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ luôn được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật đại diện cho tinh hoa trong công nghệ chế tác đồng hồ. So với các dòng đồng hồ Quartz thì đồng hồ cơ có độ sai số cao hơn nhiều. Do đó mà độ chính xác của dòng đồng hồ cơ luôn được người dùng quan tâm

Cách đo độ chính xác của đồng hồ cơ

Tổng quan về độ chính xác của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ được biết đến là một kiệt tác kỳ diệu trong lịch sử. Những chiếc đồng hồ này không dựa vào nguồn năng lượng điện, cũng không dựa vào chuyển động để tạo ra điện năng. Cái mà chúng sử dụng là dựa vào chuyển động cơ đơn thuần để đồng hồ hoạt động bền bỉ và lâu dài. 

Độ sai số của đồng hồ cơ

Mức sai số trung bình trong ngày của các dòng đồng hồ cơ hiện nay là khoảng +/-20 giây/ngày. Trong đó, đồng hồ từ Nhật sẽ có mức sai số trung bình khoảng 20 giây mỗi ngày. Với đồng hồ Thụy Sỹ thì trung bình là 10 tới 20 giây mỗi ngày. Khi đó, mức sai số trung bình của đồng hồ chạy bằng pin là khoảng +/-5 giây/ngày. Từ đây có thể thấy đồng hồ pin có độ chính xác cao hơn 40 lần so với dòng đồng hồ cơ. 

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ có thể kể đến như:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều khiến các thanh kim loại của đồng hồ co hoặc giãn không đều. Điều này khiến chức năng hoạt động của đồng hồ bị ảnh hưởng.
  • Từ trường: Đồng hồ cơ dễ bị tác động bởi yếu tố từ trường tới từ laptop, điện thoại, tivi hay tủ lạnh,… Những vật dụng này vô tình làm thanh kim loại đồng hồ bị nhiễm điện và không thể hoạt động trơn tru.
  • Chịu tác động mạnh: Do được thiết kế khá mỏng và nhỏ nên khi bị va đập hay chịu tác động mạnh sẽ khiến đồng hồ bị nứt vỡ. 
  • Bộ máy đồng hồ bị rỉ sét: Đồng hồ bị rỉ sét do quá trình sử dụng không cẩn thận để hóa chất hay nước ngấm vào bộ máy của đồng hồ. 
  • Đồng hồ không được nạp đủ năng lượng: Có thể sai số từ đồng hồ cơ là do nguyên nhân không được nạp năng lượng đúng cách. Cũng có thể đồng hồ nạp năng lượng chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy được diễn ra bình thường. 
  • Đồng hồ bị khô dầu do không bảo dưỡng theo định kỳ: Dòng đồng hồ này cần được bôi trơn lớp dầu tại các bộ phận chân kính mới có thể hoạt động trơn tru và mượt mà. Nếu lớp chuyển động này bị khô dầu thì bộ máy sẽ hoạt động một cách chậm chạp. 

Làm cách nào để đo được độ chính xác của đồng hồ cơ?

Cách đo và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ không khó nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây Galle Watch sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách để đo độ chính xác của đồng hồ cơ. Cụ thể như sau:

Cách kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ

Để nhận biết được chiếc đồng hồ cơ có chạy đúng hay không, bạn cần phải nắm được mã máy cùng thông số máy hoạt động. Đa số các thương hiệu đồng hồ chính hãng hiện nay đều cung cấp tên bộ máy trên chiếc đồng hồ. Đặc biệt là đối với dòng đồng hồ tới từ Nhật Bản. Với những thương hiệu đồng hồ Nhật như Seiko hay Citizen thì mã máy sẽ được hiển thị ở lưng đồng hồ,…

Để kiểm tra độ chính xác của đồng hồ cơ cũng như độ sai số trong đồng hồ cơ, các bạn thực hiện theo 2 bước sau:

Sử dụng máy đo Timegrapher

Timegrapher là máy đo được các thợ đồng hồ chuyên nghiệp sử dụng. Bạn chỉ cần đặt đồng hồ chạy trên bệ của công cụ và máy sẽ tự động tính được độ sai số, nhịp đập cũng như biên độ của bánh xe cân bằng. 

Đo theo phương pháp thủ công

Phương pháp này sử dụng biện pháp đo độ lệch trong cả 1 ngày. Bạn chờ tới khi bảng giờ nguyên tử đúng một số giờ nhất định là XX:XX:00 rồi tiến hành thiết lập đồng hồ cơ theo đồng hồ thông số giờ XX:XX:00. Sau đó, chờ qua 24 tiếng đúng tới giờ đó để xem độ lệch giây một ngày là bao nhiêu. Hãy thực hiện trong nhiều ngày để tính được độ lệch trung bình của đồng hồ cơ. 

Độ chính xác chuẩn của đồng hồ cơ trên lý thuyết

Độ chính xác tiêu chuẩn của đồng hồ cơ trên lý thuyết bao gồm những tiêu chuẩn sau:

  • 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi  từ -30 đến +60 giây/ngày. Nghĩa là chậm không quá 30 giây/ngày và nhanh không quá 40 giây/ngày.
  • 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi từ -20 đến +40 giây/ngày. Có nghĩa là chậm không quá 20 giây/ngày và nhanh không quá 40 giây/ngày. 
  • 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi từ -15 đến +30 giây/ngày. Nghĩa là chậm không quá 15 giây/ngày, nhanh không quá 30 giây/ngày. 
  • 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi từ -15 đến +20 giây/ngày. Nghĩa là chậm không quá 15 giây/ ngày, nhanh không quá 20 giây/ngày.
  • 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi từ -10 đến +15 giây/ngày. Chậm không quá 15 giây/ngày, nhanh không quá 20 giây/ngày. 

Nếu bánh lắc dao động càng nhiều chứng tỏ đồng hồ hoạt động càng chính xác. Tuy nhiên, điều kiện dao động để đảm bảo độ chính xác của đồng hồ Automatic này phải gần với tần số dao động lý thuyết của bộ máy. 

Chẳng hạn như: bộ máy đồng hồ có tần số dao động 28800 vph thì bánh lắc phải thực hiện được xấp xỉ 28800 vph hoặc không chênh lệch nhau quá nhiều. Ở mức đó người ta còn gọi là độ sai số cho phép của đồng hồ cơ. Nhưng có tới 28820, 28840,… là không được. Hiện nay, có không ít hãng đồng hồ cao cấp dùng máy tần số thấp nhưng hiệu quả vẫn chính xác do chúng được tinh chỉnh khá tinh vi. 

>>> ĐỊa chỉ lau dâu đồng hồ uy tín: Đọc ngay

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo